Đó là những minh họa tiêu biểu khi nói rằng tại Grab, không có ý tưởng nào được xem là “điên rồ”. Chỉ cần chứng minh kế hoạch ấy sẽ mang lại lợi ích cho đối tác và người dùng, tập thể sẽ cùng xắn tay thực hiện.
Chính vậy, các bạn trẻ tham gia chương trình Kỳ Lân Tập Sự 2021 đều đồng ý rằng văn hóa làm việc chính là ấn tượng sâu sắc nhất, tạo nên những bài học giá trị khi làm việc tại Grab. Trong mùa đầu tiên, chương trình đã chọn ra 5 ứng viên xuất sắc nhất để bắt đầu hai năm đào tạo tại Grab với cơ hội phát triển nghề nghiệp, tham gia các dự án quan trọng.
Gần 6 tháng kể từ ngày chính thức gia nhập các phòng ban, mỗi bạn trẻ đều có những trải nghiệm đặc biệt trong môi trường đầy tính cởi mở và sáng tạo này.
Mọi kế hoạch đều hướng đến cộng đồng
Trần Thị Hạnh Thảo, bộ phận Marketing chia sẻ, mỗi nhân viên đều được khuyến khích đưa ra ý tưởng với tiêu chí đáp ứng nhu cầu biến đổi thị trường. Thậm chí một câu nói đùa trong phòng họp cũng có thể trở thành chiến dịch lan tỏa đến cộng đồng. Văn hóa Grab xây dựng trên nền tảng 4 chữ H, mà yếu tố đầu tiên chính là “Heart” – phục vụ bằng cả trái tim. Vì vậy, ý tưởng đưa ra dẫu đầy ngẫu hứng hay “điên rồ”, chỉ cần mang đến lợi ích cho đối tác đang hoạt động trên nền tảng và người dùng, mọi người đều sẽ đồng thuận ủng hộ.
Điển hình như dự án “Sài Gòn ơi, đừng bỏ bữa”, mang bữa cơm 0 đồng đầy đủ dinh dưỡng đến các hoàn cảnh khó khăn để hỗ trợ họ vượt qua mùa dịch. Nằm trong đội ngũ triển khai dự án “Sài Gòn ơi, đừng bỏ bữa”, Hạnh Thảo chia sẻ: “Dự án này ra đời từ sự quan tâm, yêu thương thành phố, con người. Vì vậy mình cũng nỗ lực đóng góp, cùng xây dựng để dự án thành công, giúp đỡ nhiều người hơn”.
Thuộc đội ngũ triển khai GrabConnect, Nguyễn Ngọc Thùy Trang, bộ phận Food & Mart cho biết dự án khởi nguồn từ vấn đề lớn nhất trong việc tiêu thụ vải thiều Bắc Giang là thiếu kênh vận chuyển. Trái vải có đặc thù khó bảo quản, cần tiêu thụ nhanh nhưng nguồn nhân lực tại địa phương hạn chế. Vì vậy, Grab nhanh chóng triển khai dự án GrabConnect, góp phần hỗ trợ chuỗi cung ứng nông sản ở các địa phương, đưa trái vải tươi từ vườn đến tận tay người dùng cuối.
Tối đa hiệu suất mọi quy trình
“Choáng ngợp và ấn tượng” là cảm giác chung của các Kỳ Lân tập sự khi nói về tốc độ xử lý công việc tại các phòng ban, đúng như quy tắc: “Hunger” – khao khát phục vụ, đổi mới, đặt đối tác và người dùng lên hàng đầu.
Ngô Hưng Thế Anh, bộ phận Transport & Express mô tả, mỗi người đều làm việc với hiệu suất cao nhất để kịp thời thích ứng với sự thay đổi của thị trường từng phút, từng giờ. Vì vậy những tính năng mới, chương trình hỗ trợ đối tác hay dự án dành cho cộng đồng đều được triển khai rất nhanh chóng.
Ở bộ phận Food & Mart của Thùy Trang và cả phòng ban khác, từ ý tưởng sơ khởi ban đầu đến lúc chính thức triển khai chỉ trong 1-2 tuần, thậm chí vài ngày. Kể cả dự án có tính quy mô như GrabConnect, với nhiệm vụ kết nối nông sản từ người nông dân đến người dùng cuối thông qua ứng dụng công nghệ, Grab đã tận dụng thế mạnh công nghệ để nhanh chóng triển khai dự án trong vài tháng.
“Liên tục đối diện khó khăn vì phải làm mới chính sản phẩm của mình, triền miên những buổi họp để theo dõi tiến độ nhưng không một ai than thở. Tất cả đều chung nhiệt huyết, nỗ lực nhằm ra mắt sản phẩm trong thời gian sớm nhất để hỗ trợ đối tác và cộng đồng”, Trang nói.
Cơ hội “làm giàu” kỹ năng
Làm việc tại công ty đa quốc gia mở ra cơ hội học hỏi, trau dồi và phát triển kỹ năng, sự nghiệp cho các bạn trẻ. Như với Nguyễn Thanh Hà, bộ phận Transport & Express, cho biết công việc tại Grab cho Hà cơ hội bước ra khỏi “vùng an toàn” khi rẽ hướng sang dịch vụ GrabExpress – lĩnh vực khác so với kinh nghiệm làm việc lĩnh vực Marketing như trước. Ngoài việc thích nghi môi trường mới, Hà phải tìm hiểu nhiều kiến thức về ngành này, quy trình vận hành, kỹ năng làm việc thực tế…
Muốn biết phải hỏi, Hà liên tục đặt câu hỏi với đồng nghiệp, bạn bè, cấp trên… Chưa kể, công ty có nền tảng cung cấp các khóa học trực tuyến miễn phí, giúp nhân viên có thể tự mình “làm giàu” kiến thức. Chủ động giao tiếp cũng là cách giúp Hà vượt qua bỡ ngỡ trong những ngày đầu gia nhập công ty, kết nối tốt hơn khi làm việc từ xa.
Hà còn yêu công việc vì luôn có cơ hội học hỏi điều mới mỗi ngày. Hà chia sẻ: “Trong tháng đầu tiên làm việc tại Grab, em đã gọi hàng trăm cuộc điện thoại cho các đối tác Grab. Từ đây, em hiểu hơn về ý nghĩa của những dịch vụ mà công ty cung cấp mỗi ngày, cũng như các vấn đề của người dùng để tư vấn, hỗ trợ họ tốt hơn trong kinh doanh… Đó cũng chính là ý nghĩa của quy tắc ‘Honour’ – không ngừng học hỏi và nâng cao kỹ năng”.
Quy tắc cốt lõi cuối cùng nằm trong văn hóa “The Grab Way” mà đội ngũ Grab luôn đề cao chính là “Humility” – sự khiêm nhường, tinh thần cải tiến. Mọi đóng góp của nhân viên đều được ghi nhận vì mục đích xây dựng hệ sinh thái mang đến thêm nhiều lợi ích cho đối tác và người dùng.
Trước khi chuyển sang bộ phận quản lý dự án như hiện tại, Thế Anh từng có thời gian làm việc tại bộ phận Sales. Thời điểm luân chuyển, một lãnh đạo phòng Sales đã đặt câu hỏi rằng em nghĩ nhóm và bản thân lãnh đạo có điều gì cần cải thiện, có cách nào giúp nâng cao hiệu quả làm việc. Câu hỏi này khiến em vô cùng bất ngờ và thích thú, thể hiện rõ văn hóa học hỏi, hỗ trợ lẫn nhau tại Grab.
Nói về hành trình hai năm tại Grab, cả 4 bạn cho biết sẽ nỗ lực trau dồi kiến thức, kinh nghiệm khi luân chuyển các phòng ban khác nhau. Tương lai, các bạn hy vọng có thể tự mình triển khai những dự án ý nghĩa, truyền lửa cho thế hệ tập sự kế tiếp.
Minh Tú
Nguồn: vnexpress