“Người Việt bắt nhịp rất nhanh với xu hướng mua – bán trực tuyến (online) nhưng thực tế 80% doanh thu bán lẻ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương vẫn tập trung ở các cửa hàng.”
Đây là khẳng định của bà Rebecca Pearson – Phó giám đốc phụ trách bán lẻ CBRE châu Á.
Khách hàng chủ yếu mua hàng tại các cửa hàng ngoại tuyến (offline), nhưng nơi họ tìm kiếm và tiếp cận thông tin là Internet. Vì vậy cùng SEONGON tìm hiểu 3 cách giúp các nhà bán lẻ thu hút khách hàng của mình từ Online sang Offline nhé.
Hành vi trực tuyến sẽ tác động đến các hành động ngoại tuyến
Tại thị trường Việt Nam, với 64 triệu người sử dụng Internet, trong đó có 61,73 triệu người truy cập Internet bằng smartphone. Vì vậy người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin bất cứ lúc nào họ cần.
Mặc dù người dùng vẫn chủ yếu tìm kiếm các thông tin trên online, nhưng họ vẫn thực hiện phần lớn giao dịch mua tại cửa hàng.
Nghiên cứu tại thị trường Singapore cho thấy, 94% đồ nội thất trong nhà được mua ngoại tuyến ở Singapore, nhưng 68% doanh thu trong số đó đã bị ảnh hưởng bởi các “điểm tiếp xúc” trên Internet.
Tương tự với ngành nội thất, các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp và chăm sóc cá nhân được mua tại cửa hàng lên đến 91%, nhưng 75% trong số đó thực hiện mua sau khi đã tìm hiểu thông tin hàng hoá trên Internet.
Hành động tìm kiếm bằng giọng nói cũng ngày càng phát triển. Tính trên thị trường Việt Nam, 10% trong tổng số lượng tìm kiếm là tìm kiếm bằng giọng nói. Hơn 65% người từ 25 – 49 tuổi sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói ít nhất một lần mỗi ngày và khoảng 50% trong số họ đã mua hàng từ những kết quả tìm kiếm này.
Người dùng đang tương tác với công nghệ theo những cách mới
Khi hành vi của người mua tiếp tục vượt qua ranh giới giữa trực tuyến và ngoại tuyến, họ thực hiện những tùy chọn cơ bản như “click và thu thập” để đưa ra các quyết định mua hàng online, nhưng họ lại đến cửa hàng thực tế để mang chúng về.
Tuy nhiên, các nhà bán lẻ cũng đã tiến một bước xa. Họ đã bắt đầu cung cấp trải nghiệm kỹ thuật số tại cửa hàng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, giúp khách hàng có thể biết thêm thông tin ngay cả tại điểm mua.
Một số ông lớn trong lĩnh vực E-Commerce (thương mại điện tử) có tầm nhìn xa đang cố gắng phục vụ những người dùng thích chạm và cảm nhận một số loại sản phẩm trước khi mua, điều này vượt xa trải nghiệm bán lẻ truyền thống.
Một trong những ứng dụng Digital là việc sử dụng thực tế tăng cường (AR) và công nghệ thực tế ảo (VR). Đây là một lĩnh vực đã chứng kiến sự tăng trưởng lớn trong vài năm qua
Các nhà bán lẻ đã nhận ra điều này và đã tận dụng nó. Chẳng hạn, H&M Home đã cho ra mắt một stylist bằng giọng nói, cung cấp những gợi ý có tính thẩm mỹ cao khi người dùng sẵn sàng mua sắm.
Cách H&M Home áp dụng AR, VR chính là để đáp ứng nhu cầu và cung cấp thêm thông tin cho người dùng.
Còn với doanh nghiệp của bạn, 3 cách dưới đây sẽ giúp bạn tiếp cận khách hàng của mình, cung cấp thông tin cho người dùng và tham gia với họ mỗi bước trong hành trình khách hàng:
1. Có mặt ngay khi khách hàng cần
Người dùng không còn giới hạn các tìm kiếm của mình trên các công cụ tìm kiếm như Google Search.
Người dùng hiện đang nhận được kết quả tìm kiếm của họ từ các kênh như video online. Trên thực tế, hơn 50% người mua hàng nói rằng video trực tuyến đã giúp họ quyết định nên mua nhãn hiệu hoặc sản phẩm nào.
Điều này cho thấy người tiêu dùng hiện nay không giới hạn bản thân trong một kênh. Do đó, các doanh nghiệp cũng không nên chỉ chú trọng phát triển một kênh.
Điều các bạn cần chính là đảm bảo mình hiển thị ở mọi nơi khi khách hàng tìm kiếm – có thể là Google Tìm kiếm và Bản đồ khi khách hàng tìm kiếm “gần tôi”, Google My Business để biết thời gian hoạt động của cửa hàng hoặc YouTube để xem hướng dẫn về sản phẩm.
2. Đảm bảo sản phẩm của bạn có thể được khám phá ở mọi định dạng
Như đã đề cập, tại Việt Nam, có 61,73 triệu người sử dụng smartphone để truy cập Internet. Nhưng một xu hướng mới đang ngày càng phổ biến là thay vì gõ, người tiêu dùng giờ đây có thể chỉ cần chụp ảnh sản phẩm họ thích và nhận được kết quả tìm kiếm danh sách các sản phẩm tương tự ngay lập tức với công nghệ như Google Lens.
Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp cần tối ưu hình ảnh, truy vấn tìm kiếm trên website của mình, để các sản phẩm hiển thị phù hợp nhất với tìm kiếm của người dùng.
3. Cung cấp thông tin và hỗ trợ trong đúng thời điểm
Nghiên cứu cho thấy rằng 1 trong 3 người dùng Smartphone mua hàng từ một thương hiệu khác ngoài thương hiệu họ đang tìm kiếm trực tuyến. Vì thương hiệu mới đã cung cấp thêm các thông tin trong thời điểm họ cần.
Và hành vi này cũng có thể xảy ra ngay tại cửa hàng của bạn. Một khách hàng có thể chọn một thương hiệu khác bằng cách so sánh các sản phẩm thông qua Internet khi đứng trong cửa hàng, dẫn đến mất đi một cơ hội bán hàng.
Để không bỏ lỡ bất kỳ khách hàng nào, các doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ thông tin và hỗ trợ khách ngay từ khi họ đang tìm hiểu thông tin trên Internet, để giải đáp tối đa những thắc mắc của khách hàng.
Để tiếp cận người tiêu dùng vào thời điểm chính xác khi họ đang tìm kiếm thông tin, hãy khám phá quảng cáo mua sắm trực tuyến để đảm bảo người dùng không chỉ tìm thấy sản phẩm của bạn, mà còn có cơ hội mua hàng ngay lập tức và dễ dàng nhất có thể.
Tổng kết
- Hành vi của người tiêu dùng luôn thay đổi, vì vậy các doanh nghiệp cần hành động nhanh chóng để đáp ứng được nhu cầu của họ từ Online cho tới Offline vào thời điểm chính xác.
- Hãy xác định những phương án, chiến dịch quảng cáo để tối ưu cho website, sản phẩm của bạn ngay từ bây giờ để không bỏ lỡ khách hàng nào.
Nguồn: Brandsvietnam