Thất nghiệp suốt mấy tháng giãn cách kèm thưởng Tết ít khiến nhiều người chi tiêu dè sẻn hơn mọi năm, tập trung mua đồ cúng tổ tiên thay vì bánh mứt.
Chi tiêu dè sẻn
Chị Minh Thư (37 tuổi, Tân Bình) Tết này dự định về quê vài ngày rồi trở lại Sài Gòn nên không mua sắm gì nhiều. Hàng năm, chị thường đi chợ mua bánh mứt, trái cây, hoa tươi… bày trí bàn thờ tổ tiên, chuẩn bị tiếp khách. Nhà chị thường là nơi mọi người tập trung về. Song do dịch bệnh, cả nahf quyết định không đón khách Tết này, nhờ đó tiết kiệm kha khá chi phí cho khoản bánh mứt, thức ăn vặt.
Hơn 4 tháng giãn cách xã hội, tuy không tốn chi phí đi lại nhưng lương giảm hơn nửa khiến chị phải hoãn nhiều dự định, chi tiêu cũng dè sẻn hơn. Để hạn chế ra ngoài, tiếp xúc nhiều người, chị ưu tiên mua hàng online. Tận dụng đợt lễ hội mua sắm 12/12 sale lớn từ các sàn thương mại điện tử, chị Thư sắm sẵn những thứ cần thiết như quần áo mới, đồ nội thất…
“Từ nửa năm trước, tôi dần quen với việc mua sắm trên sàn thương mại điện tử. Không chỉ nhiều ưu đãi, lại giao tận nơi. Đợt Tết này, ngoài vài hộp bánh mứt cho mẹ và em gái ăn vặt, nhà tôi cũng không mua sắm gì nhiều. Váy đầm, giày dép mới tôi đặt hết trên Lazada đợt 12/12 vừa rồi. Tổng chi phí sắm Tết năm nay giảm nhiều so với năm ngoái”, chị Thư cho hay.
Lần đầu đón Tết cùng nhau tại nhà mới, vợ chồng Thu Ngọc – Minh Luân nhiều bỡ ngỡ, chưa biết nên mua sắm Tết thế nào. Do dịch bệnh, hai người chỉ kịp dọn vào ở cùng chứ chưa sắm sửa nội thất tô điểm cho không gian sống. Tình hình dịch bệnh các tỉnh miền Bắc lẫn miền Tây cũng đang diễn biến khá phức tạp. Vợ chồng họ quyết định ở lại Sài Gòn Tết này, tránh ảnh hưởng người thân.
“Dù không về quê thăm họ hàng nhưng cũng không thể cúng kiếng qua loa. Giờ thực phẩm tươi sống, rau củ quả đều có thể đặt mua online trên thương mại điện tử dễ dàng, không lo thiếu thốn hay chen chúc ở siêu thị, chợ phường. Tôi cũng yên tâm phần nào”, Thu Ngọc chia sẻ.
Chị cũng tiết lộ dù không có thời gian ra ngoài chọn mua nội thất, hai vợ chồng vẫn thảnh thơi ở nhà đặt hàng trực tuyến, vừa an toàn, lại đa dạng lựa chọn, mức giá. Các gian hàng chính hãng trên thương mại điện tử như LazMall cũng giúp chị yên tâm hơn vì chính sách bảo hành đầy đủ, đặt hôm nay, hôm sau đã có người tới lắp đặt. Thắc mắc hay gặp vấn đề gì, đều có thể liên hệ trực tiếp nhãn hàng hoặc nhờ đội ngũ chăm sóc khách hàng Lazada hỗ trợ.
Chị Thư và vợ chồng Ngọc – Luân là hai trong số nhiều gia đình có sự thay đổi rõ rệt trong thói quen sắm Tết năm nay. 2021 với nhiều ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh, kinh tế suy thoái kéo theo thu nhập giảm. Có người còn vì giãn cách xã hội, công ty, điểm kinh doanh đóng cửa dẫn đến thất nghiệp. Tình hình lương, thưởng cũng khá ảm đạm. Hầu hết đều không hào hứng khi nghe Tết về.
Cô Hạnh, chủ một khu trọ quận 7, TP HCM, cho biết gần một tháng nay không có khách thuê mới. Chỉ có người cũ gọi báo xin trả phòng do về quê ổn định, không muốn trở lại.
Số khác ngỏ lời nhờ cô giảm tiền trọ vì Tết này không thưởng, lương cũng giảm mạnh. Họ tiết kiệm nên không về quê, ở lại tìm việc làm xuyên Tết. Cô Hạnh cũng thông cảm giảm vài trăm nghìn đồng song vì thu nhập cả nhà đều đến từ khoản này, khó lòng giảm thêm.
Cô cho biết nhà năm nay vẫn đón Tết với đầy đủ bánh mứt, trái cây, câu đối đỏ… song cũng phải thắt lưng buộc bụng lắm chứ không dám vung tay như mọi năm. Chị Phương, con gái cô, phụ trách mua sắm mọi thứ trên thương mại điện tử vì lo cô Hạnh lớn tuổi, ra ngoài dễ lây nhiễm. Là tín đồ mua sắm online, nhiều năm kinh nghiệm tận dụng các mã giảm giá từ sàn thương mại điện tử, chị kỳ vọng đợt sale lớn dịp Tết của các sàn giúp nhà chị tiết kiệm nhiều hơn.
Trong hai lễ hội mua sắm 11/11 và 12/12, chị Phương đều mua được nhiều mặt hàng chính hãng với giá giảm đến hàng triệu đồng trên thương mại điện tử. Có món còn tặng kèm nhiều quà giá trị, giúp tiết kiệm chi phí so với kiểu mua truyền thống trước đây. Phương pháp này còn phù hợp trong thời buổi hiện tại, không cần phải ra ngoài chọn lựa mà chất lượng vẫn đảm bảo.
Tận dụng ưu đãi, tiết kiệm chi phí
Báo cáo từ Kantar WorldPanel cho thấy tỷ lệ chi tiêu cho nhóm hàng tiêu dùng nhanh dịp Tết 2022 có thể tăng gấp 2-3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Điều đó phần nào cho thấy dù ảnh hưởng dịch bệnh và thu nhập kém khả quan song nhu cầu mua sắm dịp Tết vẫn không thuyên giảm, nhất là đối với ngành hàng FMCG.
Nắm bắt điểm mấu chốt này nhiều sàn thương mại điện tử đã tung các đợt ưu đãi lỡn, đáp ứng nhu cầu mua sắm Tết cho người dùng cả nước.
Hầu hết các chương trình đều hướng đến mục đích hỗ trợ song phương bao gồm cả người mua và người bán. Các thương hiệu, nhà bán hàng có dịp thúc đẩy doanh số, tận dụng cơ hội phục hồi hậu suy thoái. Trong khi người mua có thể mua sắm với giá ưu đãi để có cái Tết sung túc mà vẫn tiết kiệm chi phí.
Về phía các doanh nghiệp bán lẻ, nhiều đơn vị cho biết đã chuẩn bị sẵn tinh thần, chờ đón một trong những làn sóng mua sắm lớn nhất trong năm.
Sau Quý III với nhiều trì hoãn và thị trường ảm đạm, hai tháng giao mùa là dịp để họ bứt tốc và nắm bắt thời cơ chuyển mình trong bình thường mới. Hầu hết đều đã có kinh nghiệm trữ hàng và bổ sung nhân sự từ hai đợt sale lớn 11/11 và 12/12. Họ kỳ vọng doanh thu Tết sẽ là bước đệm vững chãi, mở ra năm 2022 với nhiều cơ hội khả quan hơn.
Thiên Khải
Nguồn: vnexpress