X

Onfluencer: Influencer Whitelisting là gì? Lợi ích khi sử dụng Influencer Whitelisting?

Gần đây, thuật ngữ Influencer Whitelisting đã trở thành một chủ đề được bàn luận khá sôi nổi tại nhiều hội nhóm của “dân Marketing”. Vậy Influencer Whitelisting là gì? Liệu đây có phải là một nhân tố tiềm năng trong lĩnh vực Influencer Marketing không?

Influencer Whitelisting là gì?

Influencer Whitelisting là một thuật ngữ dùng để chỉ việc doanh nghiệp sử dụng các tài khoản mạng xã hội của Influencer để chạy quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ dưới sự cho phép của các Influencer. Điều này có nghĩa là khi được Influencer cho phép, doanh nghiệp hay nhà quảng cáo có thể truy cập vào trình quản lý quảng cáo của các Influencer này.

Tại đây, doanh nghiệp có thể chạy quảng cáo bằng trang cá nhân của Influencer dưới dạng bài viết ẩn (những bài quảng cáo trên Facebook và Instagram không xuất hiện trên trang cá nhân, stories và trang chủ của Influencer). Khi sử dụng chiến thuật này, thương hiệu có thể tiếp cận đến nhiều khách hàng mục tiêu hơn. Ngoài ra, quảng cáo sẽ tạo được hiệu quả tốt hơn so với khi doanh nghiệp sử dụng chính tài khoản mạng xã hội của mình.

Doanh nghiệp có thể chạy quảng cáo bằng trang cá nhân của Influencer dưới dạng bài viết ẩn. Nguồn: aspireiq

Lợi ích của Influencer Whitelisting là gì?

 

Lợi ích đối với Influencer

Tạo ra cơ hội tăng thu nhập

Hiển nhiên khi hợp tác với các doanh nghiệp, Influencer sẽ có thêm nguồn thu nhập. Thông thường, mức thu nhập này được thoả thuận dựa vào nhóm Influencer.

Hiện nay, Influencer được chia thành 2 nhóm chính:

  • Nhóm Influencer vừa và nhỏ:
    • Nano Influencer: Có từ 3.000-10.000 người theo dõi
    • Micro Influencer: Có từ 10.000-50.0000 người theo dõi
    • Power Middle Influencer: Có từ 50.000-100.000 người theo dõi
  • Nhóm Influencer lớn:
    • Macro Influencer: Có từ 100.000-500.000 người theo dõi
    • Mega Influencer: Có từ 500.000 người theo dõi trở lên

Số lượt theo dõi, lượt tương tác và sức ảnh hưởng tích cực tới cộng đồng mạng xã hội của Influencer sẽ tỷ lệ thuận với mức thu nhập và phúc lợi mà họ nhận được trong quá trình hợp tác với doanh nghiệp.

Tăng lượt theo dõi thật

Influencer Whitelisting là một phương pháp hiệu quả để Influencer tiếp cận với nhiều người dùng mạng xã hội hơn.

Bằng cách chạy quảng cáo trong thời gian dài trên tài khoản cá nhân, họ có cơ hội xuất hiện trên bảng tin (Newsfeed) của người dùng mạng xã hội, tăng mức độ nhận diện cho Influencer và nếu người dùng quan tâm đến nội dung Influencer cung cấp, họ sẽ trở thành một người theo dõi mới.

Influencer Whitelisting giúp Influencer thu hút lượt theo dõi và tương tác thật

Việc tăng lượt người theo dõi không có tác động trực tiếp và tức thì với Influencer nhưng có thể đem lại những lợi ích lâu dài cho họ. Chẳng hạn, doanh nghiệp sẽ đánh giá tiềm năng của Influencer qua số lượt người theo dõi, số lượt tương tác và sự ảnh hưởng tích cực của họ với cộng đồng nói chung và với những người theo dõi nói riêng; từ đó, đưa ra những thoả thuận phù hợp về chi phí hợp tác và các phúc lợi khác liên quan.

Đa dạng hoá nội dung trang cá nhân

Influencer “giữ liên lạc” với người theo dõi bằng cách cập nhật những nội dung xoay quanh cuộc sống của mình trên trang cá nhân. Những nội dung này cho phép họ xây dựng mối quan hệ thân thiết với người theo dõi và nhắc nhở họ nhớ đến Influencer. Tuy nhiên, chúng có thể lặp lại và gây cảm giác nhàm chán. Kết quả là người theo dõi sẽ ít tương tác với bài viết, thậm chí “unfollow” Influencer.

Khi hợp tác với các doanh nghiệp, Influencer có thể phát triển những nội dung đa dạng hơn, cập nhật những hoạt động khác so với các bài đăng thông thường. Chẳng hạn như bài viết review, cảm nhận về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp; hình ảnh, video tham dự sự kiện doanh nghiệp tổ chức… Những bài cập nhật này mang lại cảm giác mới mẻ cho người theo dõi, đồng thời đa dạng hoá nội dung trên trang cá nhân của Influencer.

Influencer Whitelisting giúp Influencer làm mới newsfeed trang cá nhân

Lợi ích đối với doanh nghiệp

Tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu

Khi triển khai bất cứ chiến dịch quảng cáo nào, dù là quảng cáo truyền thống hay Influencer Whitelisting thì việc nhắm đúng tập khách hàng mục tiêu đều vô cùng quan trọng, thậm chí có thể quyết định tính hiệu quả của chiến dịch.

Thông thường, một Influencer sẽ phát triển nội dung theo định hướng cụ thể và có những người theo dõi yêu thích và quan tâm đến định hướng đó. Doanh nghiệp sẽ tìm hiểu và nghiên cứu các Influencer có hướng phát triển nội dung liên quan tới sản phẩm, dịch vụ hoặc hình ảnh của mình. Đồng thời đặc điểm người theo dõi (giới tính, độ tuổi…) của Influencer cũng phải phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.

Do đó, khi doanh nghiệp hợp tác với Influencer, họ có thể tiếp cận tới đúng tập khách hàng mà doanh nghiệp đang muốn hướng đến, tăng hiệu quả chiến dịch.

Influencer Whitelisting giúp doanh nghiệp tiếp cận đúng tập khách hàng mục tiêu

Tối ưu chi phí nhờ quảng cáo hiệu quả

Influencer là những chuyên gia kiến tạo nội dung. Họ có khả năng tiếp cận và ảnh hưởng tới người khác một cách khéo léo thông qua những nội dung mà họ tạo ra trên mạng xã hội: bài viết, hình ảnh, video… Ngoài ra, Influencer cũng có sức ảnh hưởng nhất định tới người theo dõi của họ và cộng đồng mạng xã hội. Do đó, khi kết hợp với Influencer doanh nghiệp có thể tăng hiệu quả chiến dịch do khách hàng có xu hướng tin tưởng Influencer hơn là một doanh nghiệp.

Điều này có nghĩa là với cùng một ngân sách quảng cáo, doanh nghiệp có thể thu về kết quả tích cực hơn khi ứng dụng Influencer Whitelisting so với các phương pháp quảng cáo truyền thống khác. Đây chính là cách thức Influencer Whitelisting giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí quảng cáo.

Influencer Whitelisting giúp doanh nghiệp giảm chi phí quảng cáo nhờ quảng cáo hiệu quả hơn

Tăng tỷ suất lợi nhuận nhờ tái sử dụng nội dung (Content Repurposing)

Mỗi khi triển khai một chiến dịch quảng cáo, doanh nghiệp thường tốn rất nhiều chi phí thuê nhiếp ảnh chụp hình, xây dựng video, hay thiết kế các ấn phẩm truyền thông cho sản phẩm, dịch vụ. Các nội dung này thường chỉ được sử dụng một lần, gây lãng phí.

Nhưng khi triển khai Influencer Whitelisting, doanh nghiệp có thể sử dụng lại những tài nguyên này hoặc chỉnh sửa sao cho phù hợp với chiến dịch hơn. Nhờ đó, doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí cho các hoạt động chụp hình, quay video sản phẩm hay giảm thiểu thời gian xây dựng, định hướng nội dung, từ đó nâng cao tỷ suất lợi nhuận (ROI – Return On Investment).

Ngoài ra, một ưu điểm nữa của Influencer Whitelisting là doanh nghiệp hợp tác với các Influencer – những chuyên gia trong việc xây dựng nội dung hấp dẫn người dùng mạng xã hội. Influencer có thể sử dụng tối đa giá trị của những tài nguyên sẵn có của doanh nghiệp và biến tấu chúng trở nên thu hút và mới lạ.

3 lưu ý để triển khai một chiến dịch Influencer Whitelisting thành công

Sử dụng video được tài trợ (Branded Video)

Video được tài trợ hay Branded Video là một hình thức Video Marketing khá phổ biến, trong đó doanh nghiệp tập trung chia sẻ những giá trị và hình ảnh tích cực của mình tới cộng đồng thay vì mục đích quảng bá và bán hàng.

Cũng vì lí do này, Branded Video thường thu hút lượng người xem gấp nhiều lần so với một video giới thiệu và quảng cáo sản phẩm thông thường. Đặc biệt, khi được đăng tải trên mạng xã hội của Influencer, nó càng nhận được sự quan tâm.

Branded Video giúp doanh nghiệp tăng lượt tương tác hơn một video quảng cáo thông thường

Nhìn chung, một Branded Video hiệu quả phải bảo đảm các yếu tố sau:

  • Thông điệp video rõ ràng, trong sáng và dễ hiểu
  • Thời lượng video ngắn gọn
  • Phụ đề tiếng Việt dễ đọc nếu như video có hội thoại
  • Âm lượng video vừa phải, dễ nghe và tương đồng giữa các đoạn lồng ghép

Chỉ sử dụng một hình ảnh/ video cho một bài viết (Static Post)

Có nhiều hình thức đăng tải bài viết trên mạng xã hội. Chẳng hạn, người dùng có thể cập nhật trạng thái lên trang cá nhân, stories, highlight (Instagram)… bằng cách đăng một hoặc nhiều ảnh, một hoặc nhiều video, đường liên kết… cùng một lúc.

Thông thường, hình thức và nội dung bài đăng sẽ được quyết định bởi sở thích, thói quen và cá tính của Influencer. Nhưng khi triển khai chiến dịch Influencer Whitelisting, hãy đảm bảo Influencer luôn đăng tải những bài viết chỉ bao gồm một hình ảnh hoặc một video. Đây còn gọi là phương pháp đăng bài Static Post.

Bằng cách đăng tải bài viết theo hình thức này, Influencer có thể gắn thẻ doanh nghiệp vào hình ảnh hoặc video đó. Từ đó, kích thích khách hàng tìm hiểu và tương tác với tài khoản của doanh nghiệp.

Khuyến khích trải nghiệm thực của Influencer

Khách hàng ngày càng thông minh và có xu hướng né tránh những nội dung quảng cáo đơn thuần. Vì vậy, để một chiến dịch Influencer Whitelisting thành công, doanh nghiệp chỉ nên đưa ra những thông điệp muốn Influencer truyền tải đến khách hàng, mà không nên can thiệp vào giọng văn hay cách thức xây dựng nội dung của họ. Điều này khiến chia sẻ của Influencer chân thật và đáng tin hơn.

Chẳng hạn khi Influencer hợp tác với một nhãn hiệu mỹ phẩm trong một chiến dịch quảng bá bộ sản phẩm mới ra mắt trên thị trường. Doanh nghiệp nên chỉ rõ mục tiêu của chiến dịch này là gì và những kết quả mong muốn khi hợp tác với Influencer. Sau đó, Influencer có thể xây dựng nội dung xuất phát từ việc chia sẻ trải nghiệm cá nhân về quá trình sử dụng sản phẩm, hiệu quả trước và sau khi sử dụng sản phẩm đó hay những ưu và nhược điểm của sản phẩm.

Influencer thuyết phục khách hàng tin tưởng bằng cách đưa ra trải nghiệm cá nhân

 

Trên đây là khái niệm cơ bản về Influencer Whitelisting và những lợi ích mà Influencer Whitelisting có thể đem lại. Onfluencer hy vọng bạn đọc đã nắm bắt được những thông tin cơ bản về phương pháp quảng cáo đầy tiềm năng này và có thể ứng dụng nó trong tương lai.

Nguồn: brandsvietnam

Categories: Tin tức
tmi_admin :