Thay vì “thu mình” lại chờ bão tan, đây là cơ hội để các thương hiệu thay đổi chiến lược tiếp cận một cách hiệu quả.
Điều này không chỉ giúp vượt qua khó khăn, mà còn là cơ hội tận dụng khoảng thời gian “đặc biệt” tạo nên những chiến dịch ấn tượng. Có thể thấy, nếu biết chọn những “kế sách” thức thời, thì không những sẽ vượt qua được đại dịch mà đây còn lại thời gian để phát triển những chiến lược hiệu quả bền lâu.
Đa số marketers cho rằng trong thời điểm khủng hoảng truyền thông sẽ không thể tạo ra được những chiến dịch mang đậm dấu ấn; hoặc chỉ có CSR mới phù hợp trong giai đoạn này; hoặc chọn cách “án binh bất động”. Tuy nhiên, trong mọi hiểm nguy đều xuất hiện cơ hội. Các thương hiệu cần nắm bắt được tình hình và phản ứng nhanh với tình huống hiện tại, phân tích sự chuyển dịch hành vi của người dùng, điểm chạm và tìm ra giải pháp tiếp cận phù hợp, thì đây sẽ chính là “bước ngoặt” để tồn tại, phục hồi và phát triển nhanh chóng sau đại dịch.
Nhạy bén tình hình, thay đổi hình thức tiếp cận phù hợp
Theo khảo sát của Nielsen và Infocus Mekong Mobile Panel*, COVID-19 đã có những ảnh hưởng đáng kể đến hành vi chung của người Việt Nam trong và sau đại dịch. Cụ thể, 47% thay đổi thói quen ăn uống trong khi 60% trong số đó đã thay đổi các hoạt động giải trí/ vui chơi. 70% người Việt đã xem xét lại kế hoạch du lịch của mình và 44% trong số đó cảm thấy nguồn thu nhập của họ đã bị ảnh hưởng. Theo đó, 8% người tiêu dùng “bình thường” đã thay đổi thương hiệu tiêu dùng, nhưng con số này đã tăng lên đến 21% khi COVID-19 xảy ra cũng là con số mà các thương hiệu cần lưu tâm.
Điều này đặt ra thách thức cho các marketers, là làm sao để mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng mục tiêu, giữ chân khách hàng trong khi họ đang muốn trải nghiệm những thương hiệu khác. Và chiến thuật, phương thức tiếp cận cần thay đổi như thế nào để giúp thương hiệu chiến thắng trí nhớ người tiêu dùng trong thời gian này.
Tận dụng nền tảng Livestream sẵn có: đẩy nhanh phục hồi, xoay chuyển tình thế
Những năm gần đây, thực tế cho thấy Livestream đã đạt được sự phổ biến rộng rãi, cả dưới dạng hình thức giải trí hay thương mại. Thị trường Livestream cũng đã có những xu hướng tăng trưởng đáng kể. Sử dụng công cụ Livestream để bán hàng không chỉ là mối quan tâm của một vài doanh nghiệp đơn lẻ, mà là xu hướng chung của thế giới.
Trong bối cảnh sự phát triển công cụ kỹ thuật số trong cuộc khủng hoảng, các thương hiệu nên xem xét vai trò chủ chốt của nền tảng streaming trong hành trình giữ chân và mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng mục tiêu, thay vì xem nó như một phương pháp “đối phó” khi các hoạt động khác đang “đóng băng”, đặc biệt là toàn bộ hoạt động offline marketing – giai đoạn vàng để khách hàng mục tiêu chốt hạ quyết định mua hàng.
Một báo cáo của Gartner tuyên bố rằng việc livestream đã trở thành “kênh bán hàng và kết nối trực tuyến” quan trọng tại Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng COVID-19, và dự kiến sẽ trở thành kênh bán hàng ưu tiên, khi nước này trở lại bình thường. Sự bùng nổ của COVID-19 và sự giữ chân người tiêu dùng ở nhà đang làm phát sinh những “hành vi độc đáo trong thế giới của livestream” trên thị trường toàn cầu. Và nghiên cứu này đã cho các thương hiệu một góc nhìn khác trong khoảng thời gian phục hồi sau đại dịch, những khả năng mới của việc sử dụng tính năng livestream như một định dạng phổ biến.
Diễn tiến tình hình sau đại dịch tại các nước Châu Á cũng sẽ không khác với Trung Quốc. Những thương hiệu có khả năng biến khủng hoảng thành cơ hội chính là những thương hiệu biết cân nhắc và giải quyết tác động của khủng hoảng trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Bởi cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu ngay trước mắt đã tác động mạnh mẽ đến sự chuyển dịch hành vi của người tiêu dùng trong hiện tại và tương lai mãi mãi.
Giải pháp Live-Marketing: thời thế tạo anh hùng, đẳng cấp là mãi mãi
Vì thế, để tạo một nền tảng duy trì, phục hồi và phát triển bền vững sau dịch bệnh, các doanh nghiệp cần phải ngay lập tức thay đổi cách tiếp cận khách hàng, thay đổi xu hướng cũng như cách làm marketing, đặc biệt với online marketing.
Cụ thể, hai tập đoàn Dược đa quốc gia có tiếng tại Việt Nam đã và đang từng bước áp dụng công cụ Live-Marketing để truyền tải những thông điệp chăm sóc sức khỏe cho các chiến dịch gần đây của mình, nhằm tiếp cận rộng rãi các chuyên gia và người dùng trong giai đoạn “đặc biệt” đồng thời tận dụng nó để tạo sự uy tín và hình ảnh thương hiệu. Dưới đây là một số hình thức Live-Marketing được đánh giá là hiệu quả và tiềm năng trong hiện tại và trong thời gian tới mà các marketers hay thương hiệu có thể học hỏi, nắm bắt kịp thời tình hình để thay đổi “cục diện”.
1. Social Activation
Đây sẽ là giải pháp Activation toàn diện kết nối và tương tác với người tiêu dùng dựa trên các kênh social media trong đó điển hình là livestreaming, đáp ứng nhanh và rộng tất cả các mục tiêu của một campaign kích hoạt, sampling… chỉ bằng một cú chạm màn hình. Chuỗi tương tác hoàn thiện hơn với việc nhận mẫu hoặc chốt mua được giao đến tận nhà, công cụ này mang đến hiệu quả cao trong việc giữ kết nối và tương tác trực tiếp với người dùng, bên cạnh đó tối ưu hóa ngân sách là điều dễ dàng đạt được.
2. Reaction Activation
Trải nghiệm thay – Trải nghiệm cùng KOL, đây được cho là phiên bản online của Experiential Marketing, giúp người tiêu dùng cảm nhận sản phẩm một cách chân thật và tương tác hỏi đáp trực tiếp trong cùng một thời điểm dù đang ngồi tại nhà, nhờ đó dễ dàng xây dựng lòng tin nhờ vào cách truyền tải thông điệp từ KOL và uy tín từ họ với người hâm mộ. Ngoài ra, thương hiệu có thể mở rộng kết nối với thương mại điện tử để người tiêu dùng có thể mua hàng nhanh chóng chỉ bằng một chạm.
3. Online training
Nền tảng đào tạo B2B/ B2C trong ứng dụng App hoặc microsite, với nội dung tương tác hoặc tương tác trực tuyến, tạo sự thuận tiện và hiệu quả cũng như giải quyết được hầu hết các trở ngại đào tạo online hiện nay, nhất là có được sự hào hứng không khác gì những buổi đào tạo offline.
4. Online event and workshop
Đưa sự kiện hoặc hội thảo B2B/ B2C hoàn toàn lên trực tuyến, dựa trên việc phát trực tiếp cho nhiều đầu cầu cùng với các hình thức tương tác hai chiều hoặc trình diễn giải trí, giúp sự kiện của thương hiệu, của công ty hoành tráng như một buổi truyền hình trực tiếp và kết nối với hàng triệu người dùng trong và ngoài nước không khác gì sự kiện offline. Hiệu quả của Online Event chính là tối ưu chi phí đầu tư CPR/ ROI cho thương hiệu, là trở ngại hàng đầu cho các marketers khi chọn kế hoạch offline, nhất là các chiến dịch với mục tiêu ưu tiên về Awareness.
Như vậy, với Live-Marketing, các thương hiệu có ngay một kế sách kịp thời để sẽ sẵn sàng vượt qua “Thời khủng hoảng COVID-19”, giữ kết nối với người dùng bằng những trải nghiệm và tương tác trực tuyến thông qua những ý tưởng sáng tạo. Live-Marketing giúp thực hiện một cách tối ưu các chiến lược marketing kích hoạt thương hiệu, tái tung sản phẩm, show thương mại hay giải trí… Điểm đột phá chính là kết nối tương tác giúp đẩy nhanh “hành trình mua hàng”, xây dựng hình ảnh thương hiệu trong giai đoạn “đặc biệt”, giữ kết nối không gián đoạn.
Là Tập đoàn Truyền thông sáng tạo tiên phong tại Việt Nam, Golden Communication Group đã tìm ra giải pháp Live-Marketing trong hành trình trải nghiệm và mua hàng, mang đến cơ hội thắng trận COVID-19 cho các thương hiệu.
Giải pháp & công cụ tiếp thị – truyền thông tiên phong Live-Marketing giúp thương hiệu tái kết nối hoặc liên tục kết nối với khách hàng trong thời kì khó khăn, cung cấp giải pháp với những ý tưởng đột phá trên các nền tảng online hoặc chuyển biến offline lên online, có tính tương tác trực tiếp, tạo hiệu quả và sự phát triển bền vững cho các thương hiệu ở thời điểm hiện tại và trong thời gian tới.
Thông tin liên hệ:
- Website: https://goldenadgroup.vn/
(*) https://www.nielsen.com/vn/vi/insights/article/2020/how-has-covid-19-impacted-vietnamese-consumers/
* Nguồn: Golden Communication Grou